Xe lắp ráp giảm 50% phí trước bạ, doanh nghiệp nhập khẩu lên tiếng đòi bình đẳng

Thị trường ô tô | 27/10/2021

11 nhà nhập khẩu ô tô bao gồm Audi, Subaru, Volkswagen, Volvo, Porsche, Jeep,... gửi kiến nghị nêu rõ quan điểm cần sự công bằng trong chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ô tô.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Sau khi biết tin Chính phủ Việt Nam tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ hỗ trợ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong đại dịch Covid-19, đại diện các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (VIVA) bao gồm Audi, Aston Martin, Porsche, Jeep, Volvo, Jeep, Volkswagen, Jaguar & Land Rover, Subaru, Ferrari, Maserati đã có văn bản gửi đến Thủ tướng và Quốc hội bày tỏ mong muốn ô tô nhập khẩu (CBU) cũng cần có chính sách hỗ trợ tương tự.

Xe lắp ráp giảm 50% phí trước bạ, doanh nghiệp nhập khẩu lên tiếng đòi bình đẳng 1

Xe lắp ráp giảm 50% phí trước bạ, doanh nghiệp nhập khẩu lên tiếng đòi bình đẳng.

Theo các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, để đảm bảo công bằng, chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cần được áp dụng rộng rãi cho cả xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) và xe CBU.

Box thu lead lái thử - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

"Chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả, nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc. Năm 2020 đối với tổng số ô tô khách tại Việt Nam, số lượng đã tăng +3% so với năm 2019, số lượng CKD lắp ráp trong nước tăng +19% và số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -33%; và đối với xe thương mại, tổng số lượng đã sụt giảm -19%, số lượng CKD lắp ráp trong nước cũng giảm ở mức ít hơn -16% trong khi đó, số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -25%.", trích văn bản kiến nghị của VIVA.

Việc giảm lệ phí trước bạ cho xe nhập khẩu và lắp ráp là điều cần thiết, góp phần tháo gỡ khó khăn chung cho thị trường ô tô Việt sau thời gian dài ngừng trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid, đồng thời tránh gây phân biệt đối xử giữa 2 khối doanh nghiệp trong ngành ô tô tại Việt Nam.

Dịch Covid bùng phát, tất cả các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô nhập khẩu phải tạm dừng hoạt động 1

Dịch Covid bùng phát, tất cả các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô nhập khẩu phải tạm dừng hoạt động.

Năm 2021, khi đợt dịch Covid lần thứ 4 bùng phát, nhiều địa phương phải tuân thủ lệnh giãn cách nghiêm ngặt khiến tất cả các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô nhập khẩu phải tạm dừng kinh doanh. Doanh thu giảm nhưng chi phí mặt bằng, kho, nhân lực vẫn phải duy trì,... Do đó, sự phân biệt đối xử ưu tiên cho CKD là thiếu công bằng đối với doanh nghiệp nhập khẩu.

Nhìn lại chặng đường từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, các nhà sản xuất, lắp ráp CKD đã đóng góp 70% vào tổng sản lượng ô tô nhưng trong đó có tới 92% sản lượng ô tô CBU do chính các đơn vị sản xuất, lắp ráp nhập về bán.

Xem thêm: Hơn 14.000 ô tô Trung Quốc đổ bộ thị trường Việt bất chấp định kiến "xe Tàu"

Trong năm vừa qua, những nhà nhập khẩu và đại lý CBU đã gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi việc giảm thuế trước bạ mang tính phân biệt, đối xử, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương.

Cũng trong 9 tháng vừa qua, doanh nghiệp CBU đã nhập 8% số lượng ô tô CBU vào thị trường Việt Nam. Dù vậy, mỗi chiếc xe của doanh nghiệp nhập khẩu đều đóng góp khoản thuế cao hơn vào ngân sách nhà nước.

Do đó, đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị giảm thuế trước bạ. Chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cần áp dụng chung cho cả xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước.

Nguồn ảnh: Internet

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading