Ô tô lắp ráp trong nước dự kiến giảm lệ phí trước bạ từ 15/11

Thị trường ô tô | 27/10/2021

Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, ô tô lắp ráp trong nước đồng loạt giảm lệ phí trước bạ từ 15/11/2021 đến 15/5/2022.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ không làm giá xe giảm nhưng giúp người mua tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ khi làm thủ tục lăn bánh. Do đó, việc giảm 50% lệ phí trước bạ được xe là biện pháp kích cầu hữu hiệu giúp doanh nghiệp ô tô lắp ráp trong nước sớm phục hồi sau thời gian "đóng băng" do đại dịch.

Box thu lead lái thử - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Bộ Tài chính nhận định, việc giảm lệ phí trước bạ sẽ khiến giảm số thu nhưng ượng xe tiêu thụ sẽ tăng, bù vào tổng thu ngân sách. Điều này thấy rõ ở năm 2020. Có 102.900 xe đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu trong 6 tháng đầu năm, tương đương con số trung bình 17.600 xe/tháng. Sau khi áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ, lượng xe đăng ký mới tăng gấp đôi trong 6 tháng cuối năm.

Ô tô lắp ráp trong nước dự kiến giảm lệ phí trước bạ từ 15/11 1

Ô tô lắp ráp trong nước dự kiến giảm lệ phí trước bạ từ 15/11.

Cũng trong 6 tháng cuối năm, tổng thu lệ phí trước bạ giảm 7.314 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ nhưng tổng số thu ngân sách nhà nước tăng 14.110 tỷ đồng.

Việc tái hỗ trợ lệ phí trước bạ tạo ra thách thức không nhỏ. Trước mắt là việc Việt Nam chưa tuân thủ hoàn toàn quy định tại Hiệp định GATT của WTO. Ngoài ra, một số nước xuất khẩu ô tô có thể yêu cầu Việt Nam giải thích chính sách trên.

Nhưng về cơ bản, chính sách hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ là biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất ô tô trong nước trước tác động của Covid-19. Hiện tại, các hãng ô tô lớn đều có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Một số nhà máy có công suất lớn như Toyota, Hyundai, Mazda, Kia. Vì thế, chính sách này có vai trò thúc đẩy và giúp các doanh nghiệp ô tô phục hồi nhanh chóng, mang lại lợi ích to lớn cho các hãng xe ô tô.

Nhìn sang các nước cùng khu vực, trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Indonesia và Malaysia đã áp dụng chính sách khuyến khích ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước phát triển.

ô tô nhập khẩu cũng cần một chính sách hỗ trợ tương tự. 1

Ô tô nhập khẩu cũng cần một chính sách hỗ trợ tương tự.

Tại Việt Nam, đợt dịch thứ 4 bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất, lắp ráp trong nước. Nhu cầu mua ô tô giảm mạnh. Số xe đăng ký mới nửa đầu năm 2021 chỉ đạt hơn  160.000 xe, giảm 24% so với nửa cuối năm 2020.

Xem thêm: Xe lắp ráp giảm 50% phí trước bạ, doanh nghiệp nhập khẩu lên tiếng đòi bình đẳng

Mặc dù dịch Covid-19 đã được khống chế, số người mắc đã giảm nhưng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu khó có thể hồi phục một sớm một chiều do các nước trên thế giới vẫn đang chật vật đối diện với nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Dự đoán, những tác động của dịch Covid sẽ còn kéo dài sang tận năm sau.

Sự kiện ô tô này thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu (VIVA) gửi kiến nghị tới Chính phủ đề xuất giảm lệ phí trước bạ cho ô tô nhập khẩu. VIVA cho rằng chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp là cách đối xử không công bằng với doanh nghiệp ô tô nhập khẩu. Dịch Covid-19 ảnh hưởng chung tới toàn ngành và ô tô nhập khẩu cũng cần một chính sách hỗ trợ tương tự.

Hiện tại, trong dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính không đưa ra lý do vì sao không hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ với xe nhập khẩu.

Nguồn ảnh: Internet

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading