Tái cơ cấu sản xuất, loạt ô tô lắp ráp chuyển sang nhập khẩu
Điều này bắt nguồn từ chính sách thuế nhập khẩu 0% từ khu vực ASEAN và sự thay đổi chiến lược phân phối nhằm gỡ gạc doanh số của một số mẫu xe.
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:
Nhiều mẫu xe chuyển sang nhập khẩu ở thế hệ mới
Tích cực hưởng ứng thuế nhập khẩu ưu đãi từ ASEAN về Việt Nam là 0%, không ít mẫu ô tô vốn sản xuất, lắp ráp trong nước nay đã chuyển sang gắn mác xe ngoại. Đây được xem là hoạt động tái cơ cấu sản xuất của các thương hiệu xe hơi lớn và là một trong những nhân tố giúp giá xe trong nước liên tục giảm đáng kể.
Xét về dải sản phẩm của ‘ông lớn’ Toyota tại Việt Nam, kể từ cuối năm 2017, Fortuner được hãng xe tiến hành lắp ráp nội địa thay vì nhập khẩu từ thị trường Indonesia như trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2018, mẫu SUV 7 chỗ đã quay trở lại trong danh sách xe nhập và gặp nhiều trở ngại khi về nước từ rào cản Nghị định 116.
Giá xe Toyota Fortuner dao động từ 1.026 - 1.354 tỷ đồng
Đầu năm 2019, nhiều người dùng đồn đoán Toyota Fortuner sẽ từ bỏ nhập khẩu và nhận đơn hàng lắp ráp từ kể quý II. Nhưng trên thực tế, Fortuner đã không còn vướng mắc thủ tục, thông quan thuận lợi và có doanh số ổn định.
Giá xe Toyota Camry trong khoảng 1.029 - 1.235 tỷ đồng
Mới đây nhất, ‘người anh em’ sedan hạng D Toyota Camry 2019 cũng về Việt Nam từ thị trường Thái Lan thay vì lắp ráp trong nước như phiên bản cũ. Đặc biệt, vừa được nâng cấp nhưng giá xe lại rẻ hơn đến 100 triệu đồng so với thế hệ 2018.
Mazda 2 bao gồm 8 phiên bản, giá niêm yết từ 509-607 triệu đồng
Đối với Mazda, thương hiệu Nhật Bản lựa chọn Mazda2 để thay đổi cơ cấu sản xuất. Lý giải nguyên nhân chuyển sang nhập khẩu Mazda2 từ Thái Lan, đại diện THACO Trường Hải cho biết: “Việc chuyển đổi chỉ là phân bổ lại cơ cấu sản xuất các mẫu xe Mazda trong khu vực ASEAN để đảm bảo hiệu quả chung của các nhà máy Mazda trong khu vực”.
Giá xe Suzuki Swift mới nhất từ 499 - 549 triệu đồng
Tương tự, Suzuki Swift cũng sớm có xuất xứ từ Thái Lan kể từ năm 2018 để hưởng lợi thuế nhập khẩu 0% trong khu vực. Đồng thời, đây được coi là cách giải quyết cho bài toán doanh số không mấy hiệu quả của Suzuki Việt Nam khi tiếp tục sản xuất Swift trong nước nhưng sản lượng tiêu thụ không mấy ấn tượng.
Ford Fiesta 2019 dự kiến quay lại Việt Nam dưới dạng nhập khẩu từ Thái Lan
Không nằm ngoài xu hướng này, kể từ đầu tháng 12/2018, Ford Việt Nam đã chính thức ngừng lắp ráp Ford Fiesta tại nhà máy đặt tại Hải Dương sau suốt 7 năm duy trì hình thức phân phối này. Theo nhiều nguồn tin ô tô, nhà máy của hãng xe tại Thái Lan vẫn đang tiếp tục sản xuất mẫu xe có cùng phiên bản với Fiesta tại Việt Nam và dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu.
Chevrolet Captiva 2019 đã ra mắt tại Thái Lan
Cuối cùng, Chevrolet Captiva nhiều khả năng cũng sẽ dừng sản xuất nội địa. Thông tin này dù chưa được xác nhận nhưng khá hợp lý bởi Captiva hiện gặp phải tình cảnh ế ẩm khi cạnh tranh cùng các đối thủ quá đỗi sừng sỏ như Mazda CX-5, Hyundai Tucson hay Honda CR-V.
Mẫu SUV ở thế hệ mới đã ra mắt tại Thái Lan nhưng vẫn bỏ ngỏ khả năng về thị trường Việt Nam. Không chỉ Captiva, nhiều mẫu xe của thương hiệu Chevrolet kể từ khi do VinFast tiếp quản đã không còn được công bố doanh số và chưa có định hướng tương lai rõ ràng.
Subaru Forester có giá bán niêm yết từ 1.445 - 1.920 tỷ đồng
Ngoài ra, Subaru Forester cũng là sản phẩm đáng chú ý khi có mặt tại nước ta bằng đường nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Mẫu xe trước đó không phải lắp ráp trong nước mà chuyển từ thị trường nhập khẩu Nhật Bản và sự thay đổi này đã mang đến mức giá giảm kỷ lục lên đến 378 triệu đồng.
Xem thêm:
- Hơn 50% ô tô nhập khẩu tại Việt Nam có xuất xứ Thái Lan
- Ô tô nhập khẩu Việt Nam tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ
(Ảnh: Internet)
Người Việt quan tâm đến mẫu xe nào
-
Vios, Ranger được rao bán nhiều nhất trên thị trường xe cũ
-
10 mẫu ô tô cũ được tìm kiếm nhiều nhất tháng 7: Xe Toyota và Honda 'chiếm sóng'
-
Ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm thanh khoản tốt, bất chấp tuổi đời xe
-
Người mua ô tô cũ dần cởi mở với các dòng xe Trung Quốc
-
Ô tô tầm giá nào được chọn mua nhiều nhất nửa đầu 2024?