Tiềm năng của ngành ô tô Việt Nam

Thị trường ô tô | 18/04/2019

Dân số Việt Nam hiện đạt gần 100 triệu người và tỷ lệ gia đình sở hữu ô tô đang ở mức rất thấp, chỉ khoảng 2% trên cả nước.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện ở mức rất thấp, khoảng 23 xe trên 100 người. Trong khi con số này ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia lần lượt là 350, 204 và 54 xe trên 100 dân. Đặc biệt, gần 100 triệu dân của Việt Nam thuộc cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trẻ trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây chính là bộ phận những người có tiềm năng mua ô tô cao. Bên cạnh đó, dự báo của các chuyên gia cho rằng, khi thu nhập bình quân đầu người vượt qua ngưỡng 3.000 USD, tỷ lệ sở hữu ô tô sẽ đạt mức 50 xe/1000 dân, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện đạt mức khoảng 2.500 USD. Như vậy, nhiều dự đoán cho rằng, Việt Nam sắp bước vào giai đoạn xã hội hóa ô tô.

Tỷ lệ người sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện đang ở mức thấp...

Tỷ lệ người sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện đang ở mức rất thấp

Vai trò của ngành ô tô đối với nền kinh tế

Ngành ô tô là lĩnh vực đóng góp lớn vào nền kinh tế, bởi để sản xuất ra một chiếc ô tô cần tới hàng chục nghìn chi tiết và cần sự tham gia của hàng trăm nhà sản xuất khác nhau và là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ đi lên. Bên cạnh đó, ô tô là một sản phẩm công nghệ phức tạp và đặc thù, sau khi bán ra thị trường còn đòi hỏi một bộ phận lớn hệ thống dịch vụ để đảm bảo khả năng vận hành và hoạt động bình thường. Vì vậy, lợi ích mà ngành ô tô mang lại là cực lớn và được sự quan tâm đặc biệt từ cả hệ thống Chính trị. 

Ngành ô tô luôn nằm trong top những ngành mũi nhọn đóng góp đáng kể vào kinh tế của các cường quốc trên thế giới, có thể kể đến như 3,25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và chiếm tới 12% GDP của Thái Lan. 

Tuy ngành ô tô tại Việt Nam chưa phát triển nhưng hiện đã đóng góp ở mức khoảng 3% vào GDP cả nước. Những chính sách trong nước từ trước đến này luôn có những ngoại lệ dành cho ngành ô tô nhằm bảo vệ ngành trong trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới. 

Biểu đồ tỷ lệ đóng góp của ngành ô tô vào GDP của các nước...

Tỷ lệ đóng góp của ngành ô tô vào GDP của các nước (đơn vị: %, nguồn Eurostat)

Tuy nhiên, quy mô thị trường Việt Nam hiện ở mức quá nhỏ bé để khiến các hãng xe lớn trên thế giới đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng. Phần lớn thành phần và linh kiện ô tô vẫn phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu nên giá thành xe sản xuất trong nước cao hơn so với các trung tâm sản xuất ô tô của khu vực như Thái Lan hay Indonesia. Đây chính là điều dẫn đến sự ra đời của các hàng rào thuế quan nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. 

Các doanh nghiệp chính trong nước đang tham gia vào ngành ô tô

Trong bối cảnh dư địa tăng trưởng còn rất lớn khi tỷ lệ gia đình sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện mới chỉ đạt mức khoảng 2%, người Việt vẫn di chuyển chủ yếu bằng xe máy. Bên cạnh đó, giá xe ô tô sẽ ngày càng giảm sẽ giúp tốc độ gia tăng của nhu cầu mua ô tô ngày càng cao, quy mô thị trường tăng lên giúp các nhà sản xuất thúc đẩy đầu tư để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành xe và nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Các doanh nghiệp lớn trong nước có thể kể đến như Thaco (Trường Hải), VEAM (Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam), HTC (Hyundai Thành Công), VinGroup (VinFast) đang được đánh giá là những đầu tàu của hiện tại và tương lai trong ngành ô tô. 

Trong khi Thaco hiện đang nắm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường ô tô Việt Nam với hoạt động lắp ráp và phân phối xe các thương hiệu Mazda, Kia, Peugeot và độc quyền phân phối xe BMW, Mini tại Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua gần 20 năm hoạt động, hiện tỷ lệ nội địa hóa trên các sản phẩm lắp ráp của Thaco vẫn ở mức thấp. 

Thaco hiện là nhà sản xuất nắm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường ô tô Việt Nam...

Thaco hiện nắm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường ô tô Việt Nam

VEAM là một cái tên tưởng chừng như không liên quan gì đến ngành ô tô du lịch tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp này hiện đang có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành ô tô trong nước khi nắm giữ cổ phần tại 3 hãng xe lớn đang hoạt động trong nước là Toyota, Honda và Ford. Theo đó, VEAM hiện đang nắm giữ 20% cổ phần của Toyota Việt Nam và 30% cổ phần của Honda Việt Nam và 25% tại Ford Việt Nam. 

Hyundai Thành Công (HTC) là doanh nghiệp đi sau ông lớn Thaco nhưng đang có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây. Khác với Thaco, HTC hiện chỉ lắp ráp và phân phối các sản phẩm xe du lịch của thương hiệu Hyundai. Thương hiệu xe Hàn Quốc với sự tham gia của HTC đã tăng trưởng gấp đôi trong năm 2018 và bám sát thương hiệu số một là Toyota về doanh số xe bán ra trong cả năm. 

Về phía VinFast (thuộc Tập đoàn tư nhân hàng đầu là VinGroup) có thể trở thành một nhà sản xuất "đáng gờm" trong tương lai khi mà doanh nghiệp này thể hiện quyết tâm đầu tư mạnh mẽ về tất cả các phương diện từ tài chính hùng mạnh đến bắt tay với các đối tác hàng đầu thế giới cũng như quy tụ những tên tuổi nổi danh trên khắp thế giới về làm việc. Còn quá sớm để nói về khả năng thành công của VinFast nhưng ở thời điểm hiện tại, đây là doanh nghiệp đáng chờ đợi nhất trong ngành ô tô Việt Nam. 

Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast...

Tổ hợp nhà máy sản xuất của VinFast tại Hải Phòng

Trên đây là những yếu tố hứa hẹn nhiều thay đổi và kỳ vọng về sự phát triển nhanh của ngành ô tô Việt Nam trong giai đoạn khoảng 10 năm tới. 

Xem thêm:

Quảng cáo
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading